Cách chọn Laptop dưới 1.5kg cho sinh viên 2k4
Gần thời điểm nhập học, những mẫu laptop dưới 1.5kg cho sinh viên lại được chú ý nhờ thiết kế tinh tế và năng động. Nhu cầu này càng trở đặc biệt hơn trong thời kỳ bình thường mới, vì các bạn phải linh động thay đổi cho phù hợp các yêu cầu của nhà trường.
Acer Swift 5 ra đời đáp ứng nhu cầu laptop mỏng nhẹ năng động cho sinh viên
Laptop là thiết kế tối giản của PC vốn có trọng lượng trung bình từ 2.4kg đến 2.7kg. Để phục vụ nhu cầu mỏng nhẹ của các bạn sinh viên, các mẫu laptop ngày nay lại phải giản lược nhiều hơn để giảm trọng lượng xuống dưới 1.5Kg.
Câu hỏi được đặt ra là: Những tinh chỉnh nào có thể chấp nhận được? Cần lưu ý gì để chọn đúng laptop cho nhu cầu học tập của sinh viên? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một phần những băn khoăn đó để giúp bạn không gặp phải trở ngại lớn sau này.
Khả năng tính toán phù hợp với ngành học
Laptop cho sinh viên dù mỏng nhẹ nhưng vẫn phải có sức mạnh. Sức mạnh của Laptop chủ yếu là sự kết hợp của CPU, bộ nhớ trong (ROM), bộ nhớ tạm (RAM). Laptop mạnh mang đến sự mượt mà trong các hoạt động học tập, giải trí và tránh trường hợp khó xử vì máy không sử dụng được các phần mềm trường yêu cầu.
Đây là yếu tố quan trọng nhất nên hãy nắm chắc ý nghĩa các thông số để tránh rủi ro về sau:
CPU là trái tim tính toán của mỗi chiếc Laptop
CPU: Có 2 hãng chip lớn ở mảng này là Intel và AMD đang cạnh tranh gay gắt. Ngoài thế hệ, số nhân, số luồng và xung nhịp, bạn cần xem các review sử dụng thực tế để đưa ra quyết định đúng hơn.
ROM: Trước hết hãy phân biệt bộ nhớ HDD và SSD, sau đó mới đến dung lượng và các yếu tố khác. Bạn nên chọn máy có sẵn SSD hoặc có khe bộ nhớ trống để tiện nâng cấp, gắn thêm loại bộ nhớ này. Lựa chọn này sẽ giúp hệ điều hành khởi động nhanh hơn, thậm chí từ gấp 5 – 10 lần (có thể chưa đến 20 giây cho các máy mới)
RAM: Điều đáng quan tâm nhất là dung lượng của bộ nhớ tạm. Ngày nay, bạn nên chọn Laptop có từ 8GB Ram trở lên cho nhu cầu lướt web nhiều tab và làm việc đa nhiệm. Các bạn đồ họa 3D thì nên chọn RAM từ 12GB trở lên vì đây là mức đề xuất của các phần mềm phổ biến.
GPU: Đây là tùy chọn cho các bạn có nhu cầu đồ họa cao như chơi game hoặc thiết kế chuyên nghiệp. Việc lựa chọn card màn hình là rất phức tạp vì có rất nhiều thông số chỉ liên quan đến một số trường hợp đặc biệt. Cách dễ nhất là xem yêu cầu GPU dùng cho phần mềm bạn được giới thiệu tại trường và lưu ý lựa chọn sản phẩm ra mắt trong vòng 3 năm trở lại đây.
Chỉ riêng những thông số này đã làm bạn đau đầu? Hãy xem kỹ các video review sản phẩm và thử sản phẩm tại điểm bán để đưa ra quyết định phù hợp hơn. Nhớ là chuẩn bị file cài đặt phần mềm bạn cần vào một USB hoặc điện thoại vì các máy dùng thử sẽ không có sẵn các phần mềm nặng đâu.
>> Laptop mỏng nhẹ dành cho sinh viên Marketing – Acer Swift 3S
Pin đủ cho bạn học bất kì đâu
Để bù đắp cho việc thiếu không gian và chi phí giới hạn, các mẫu laptop dưới 1.5kg cho sinh viên thường bị cắt giảm thể tích pin. Nếu học tập ở trường, tại nhà hoặc tại quán cà phê, bạn hoàn toàn không lo lắng về dung lượng pin vì đã có ổ cắm điện bên cạnh (đôi khi thiếu thì vẫn có thể mua thêm).
Nhưng không phải lúc nào bạn cũng sử dụng laptop ở phòng. Hãy chọn mức pin có thể sử dụng được ít nhất một ca làm việc (2 – 3 giờ) để dự phòng cho mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra bạn nhé!
Thêm một lưu ý về pin là cắm sạc liên tục. Các mẫu laptop mới thường đã có thiết kế giúp pin không chai vì sạc lâu. Dù vậy, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn để tránh phải tốn kém vì thay pin chỉ sau vài năm sử dụng.
Kích thước màn hình và bàn phím
Kích thước màn hình là yếu tố quyết định trải nghiệm của bạn. Laptop dưới 1.5 kg tốt thường có kích thước khoảng 14 inches và độ phân giải FullHD. Đây là kích thước tiện lợi, dễ dàng bỏ vào balo để mang ra ngoài.
Lưu ý là kích thước màn hình cũng chính là kích thước của bàn phím. Các laptop kích thước 14 inches sẽ không có bàn phím số riêng như máy bàn. Hãy cân nhắc thêm chi phí mua thêm bàn phím số nếu bạn học các ngành cần nhập số liệu nhiều như kế toán hay lập trình nhé.
Các loại bàn phím số rời rất dễ mua nên bạn không cần lo lắng
Các cổng kết nối phổ biến
Các quy chuẩn kết nối cũ thường khá lớn và làm laptop dày hơn. Do đó, các mẫu laptop mỏng buộc phải loại bỏ các cổng kết nối này.
Có thể dùng cổng HDMI hay USB type C để kết nối với máy chiếu thay cho cổng VGA
Điển hình là cổng VGA dùng cho kết nối màn hình Laptop đến máy chiếu sẽ không có mặt trên các dòng Laptop dưới 1.5 Kg. Các bạn sinh viên nên đến trường hoặc hỏi thầy cô ở phòng thiết bị để biết mình có cần loại cổng kết nối cũ này không. Nếu cần, bạn nên trang bị cho mình cáp chuyển từ cổng HDMI sang VGA có mức giá dao động trong khoảng 100 nghìn đồng.
Các chương trình bảo hành
Có những khác biệt nhỏ trong đối với chính sách bảo hành giữa các hàng sản xuất và phân phối. Hãy kiểm tra kỹ: Thời gian bảo hành là bao lâu? Địa điểm bảo hành gần bạn nhất ở đâu? Các điều kiện và lưu ý khi bảo hành?
Trong thời gian sử dụng, bạn nên thường xuyên theo dõi trải nghiệm của mình. Nếu có những bất thường như máy chậm, giật lag, màn hình chớp tắt hay hư hỏng về bàn phím thì hãy đến ngay địa điểm bảo hành để kiểm tra để tiết kiệm chi phí nếu có những hỏng hóc nhỏ.
Hệ thống tản nhiệt kép trên Acer Swift 5 giúp máy luôn mát, không nóng tay khi sử dụng
Laptop mỏng nhẹ sẽ có quạt tản nhiệt nhỏ, dễ bị bít tắc dẫn đến nóng máy. Bạn nên hỏi nhân viên để biết thêm dịch vụ vệ sinh máy định kỳ. Việc vệ sinh máy thường xuyên sẽ giúp laptop hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ cao hơn.
Laptop là người bạn đồng hành của bạn trong suốt thời sinh viên. Nếu bạn đã quyết định chọn laptop dưới 1.5 kg thì hãy cân nhắc kỹ những hạn chế của nó cũng như cách để xử lý những điểm này. Hy vọng bài viết ít nhiều mang lại những kinh nghiệm lựa chọn laptop mỏng nhẹ cho bạn. Chúc bạn học tập hiệu quả và có nhiều thành công!