Đau tai khi đeo tai nghe là do nguyên nhân gì gây nên?
Xã hội hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp những trường hợp và hình ảnh tai nghe dường như trở thành một vật không thể thiếu với mỗi con người. Một người có thể sử dụng tai nghe ở bất kì đâu như ở công viên hoặc những người đang di chuyển trên đường. Việc sử dụng liên tục và thường xuyên tai nghe như vậy sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho đôi tai của bạn. Hãy đọc qua bài viết dưới đây xem những nguyên nhân cũng như là lời cảnh báo về việc đau tai khi đeo tai nghe quá nhiều!
03 nguyên nhân gây đau tai khi đeo tai nghe
Dưới đây là 03 nguyên nhân gây đau tai khi sử dụng tai nghe phổ biến mà các bạn nên tham khảo:
Nghe nhạc với âm lượng quá lớn
Với việc bạn nghe nhạc với âm lượng lớn trong bầu không gian chung, không gian mở thì không là vấn đề gì. Nhưng khi bạn sử dụng tai nghe cá nhân thì đó là chuyện khác cần cân nhắc.
Các dòng tai nghe khác nhau sẽ có một âm lượng riêng biệt của chúng. Như tai nghe in-ear nhét tai, đa phần 100% âm lượng đi vào bên trong tai nơi gần màng nhĩ nhất. Còn với những loại tai nghe chụp tai, thực tế có gần khoảng 90% âm lượng được đưa vào tai.
Khi nghe chuẩn, bạn chỉ nên nghe ở mức 60 – 80% là ở mức ổn định và phù hợp. Bạn nghe ở mức âm thanh chuẩn mực sẽ luôn tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho chính bản thân.
Lưu ý về âm lượng khi tiếp xúc với âm thanh
Sử dụng tai nghe trong một khoảng thời gian dài
Theo quy tắc 60/60 của WHO đã thông báo, thì đây có nghĩa là bạn dùng 60% âm lượng trong 60 phút là cách sử dụng tai nghe đúng.
Nếu bạn sử dụng quá 60 phút hoặc hơn 90 phút cho một lần sử dụng liên tục hay nhiều ngày liên tiếp như thế sẽ không tốt với tai, gây ra những cơn đau đầu và đau tai liên tục.
Nếu trường hợp mức độ sử dụng tai nghe của bạn với một thời gian dài, hãy nghe trong vòng 60 phút và dừng lại nghỉ 15-20 phút sau đó lại tiếp tục, điều này không khuyến khích bạn đeo tai nghe xuyên suốt thời gian làm việc, nhưng sẽ hạn chế tối đa việc gây hại cho tai.
Đau tai khi đeo tai nghe thường xuyên và liên tục
Vừa đeo kính vừa đeo tai nghe
Với dòng tai nghe in-ear nhét tai trong thì không thành vấn đề gì, vì nó sẽ không gây cấn lên mắt kính của bạn. Còn đối với tai nghe chụp tai lại là vấn đề lớn, vành tai nghe sẽ đè cứng lên gọng kính của bạn trong quá trình sử dụng. Nếu vấn đề này kéo dài liên tục sẽ gây cho bạn cảm giác nhức mắt, đau đầu và để lại những vết hằn trên da của bạn vì tai nghe và gọng kính luôn tỳ lên nhau.
Đối với người mang kính nên chọn tai nghe phù hợp
>>> Xem thêm: 4 bước xử lý khi bị đau tai khi đeo tai nghe
Giải pháp giúp bạn hạn chế được đau tai khi đeo tai nghe
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem loại tai nghe nào đã làm được chuyện đó. Chuyện là đeo tai nghe không đau thì tai nghe của Shokz là một lựa chọn ưu tiên hơn trên hết dành cho tất cả mọi người.
Giới thiệu qua Shokz thì đây là một tai nghe đến từ Mỹ, một quốc gia nổi tiếng về đồ công nghệ và là sự an tâm hàng đầu cho khách hàng tin dùng Shokz. Tai nghe của Shokz rất biết quan tâm đến người dùng, sản xuất chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận. Dây chuyền sản xuất tai nghe của Shokz rất chú tâm đến sự thoải mái và sự tin dùng của người nghe trong thời gian dài. Tai nghe Shokz ngày một tiên tiến khi sản xuất ngày một nhiều mẫu mã để lứa tuổi nào cũng có thể chọn và yên tâm sử dụng tai nghe Shokz nhất có thể. Và đặc biệt là phần đầu tai nghe, phần mút đệm không gây đau tai khi nghe và từ trước đến giờ Shokz nhận được nhiều nhận xét tích cực từ đó đã có thêm động lực thúc đẩy tai nghe Shokz lên một tầm cao mới.
Tai nghe Shokz không gây đau tai, chất lượng sử dụng bền bỉ, lâu dài
Kết luận
Bài viết trên đây là một trong nhiều nguyên nhân gây đau tai khi đeo tai nghe và cũng đã đã nêu được sự nghiêm trọng mà khi bạn đeo tai nghe sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Thực tế bạn nên đọc và hiểu để tránh những sai lầm không đáng có, và để cho bản thân mỗi chúng ta có sự trải nghiệm chân thật nhất với từng dòng tai nghe. Sự thoải mái vẫn là yếu tố hàng đầu đối với một chiếc tai nghe, chỉ cần bạn thoải mái thì dù tai nghe có mắc hay rẻ không còn quan trọng. Hãy nắm rõ mục đích và nhu cầu để tìm được một chiếc tai nghe gắn bó lâu dài với mình nhé!