Những kiến thức cơ bản về mạng máy tính – Computer Networks (Phần cuối)

Đây là phần cuối của nội dung liên quan đến mạng máy tính. Cùng tiếp tục theo dõi nhé!

Cầu nối (bridge)

Là cầu nối hai hoặc nhiều đoạn (segment) của một mạng. Theo mô hình OSI thì bridge thuộc mức 2. Bridge sẽ lọc những gói dữ liệu để gửi đi (hay không gửi) cho đoạn nối, hoặc gửi trả lại nơi xuất phát. Các bridge cũng thường được dùng để phân chia một mạng lớn thành hai mạng nhỏ nhằm làm tăng tốc độ. Mặc dầu ít chức năng hơn router, nhưng bridge cũng được dùng phổ biến.

Bộ dẫn đường (router)

Chức năng cơ bản của router là gửi đi các gói dữ liệu dựa trên địa chỉ phân lớp của mạng và cung cấp các dịch vụ như bảo mật, quản lý lưu thống…

Giống như bridge, router là một thiết bị siêu thống minh đối với các mạng thực sự lớn? router biết địa chỉ của tất cả các máy tính ở từng phía và có thể chuyển các thông điệp cho phù hợp. Chúng còn phân đường tịnh tuyến để gửi từng thông điệp có hiệu quả.

Theo mô hình OSI thì chức năng của router thuộc mức 3, cung cấp thiết bị với thống tin chứa trong các header của giao thức, giúp cho việc xử lý các gói dữ liệu thông minh.

Dựa trên những giao thức, router cung cấp dịch vụ mà trong đó mỗi  packet dữ liệu được đọc và chuyển đến đích một cách độc lập.

Khi số kết nối tăng thêm, mạng theo dạng router trở nên kém hiệu quả và cần suy nghĩ đến sự thay đổi.

Bộ chuyển mạch (switch)

Chức năng chính của switch là cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa các thiết bị mạng bằng cách dựa vào một loại đường truyền xương sống (backbone) nội tại tốc độ cao. Switch có nhiều cổng, mỗi cổng có thể hỗ trợ toàn bộ Ethernet LAN hoặc Token Ring.

Bộ chuyển mạch kết nối một số LAN riêng biệt và cung cấp khả năng lọc gói dữ liệu giữa chúng.

Các switch là loại thiết bị mạng mới, nhiều người cho rằng, nó sẽ trở nên phổ biến nhất vì nó là bước đầu tiên trên con đường chuyển sang chế độ truyền không đồng bộ ATM.

Hệ điều hành mạng – NOS (Network Operating System)

Cùng với sự nghiên cứu và phát triển mạng máy tính, hệ điều hành mạng đã được nhiều công ty đầu tư nghiên cứu và đã công bố nhiều phần mềm quản lý và điều hành mạng có hiệu quả như: NetWare của công ty NOVELL, LAN Manager của Microsoft dùng cho các máy server chạy hệ điều hành OS/2, LAN server của IBM (gần như đồng nhất với LAN Manager), Vines của Banyan Systems là hệ điều hành mạng dùng cho server chạy hệ điều hành UNIX, Promise LAN của Mises Computer chạy trên card điều hợp mạng độc quyền, Windows for Workgroups của Microsoft, LANtastic của Artisoft, NetWare Lite của Novell

Một trong những sự lựa chọn cơ bản mà chúng ta phải quyết định trước là hệ điều hành mạng nào sẽ làm nền tảng cho mạng của chúng ta, việc lựa chọn tuỳ thuộc vào kích cỡ của mạng hiện tại và sự phát triển trong tương lai, còn tuỳ thuộc vào những ưu điểm và nhược điểm của từng hệ điều hành.

Một số hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay:

– Hệ điều hành mạng UNIX: Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thống tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều Version khác nhau, không thống nhất gây khó khăn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh (trước đây chạy trên máy mini, gần đây có SCO UNIX chạy trên máy vi tính với cấu hình mạnh).

– Hệ điều hành mạng Windows NT: Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Do hãng Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, hệ điều hành này có khả năng sẽ được ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả, Windows NT cũng đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.

– Hệ điều hành mạng Windows for Workgroup: Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người làm việc (khoảng 3-4 người) dùng chung ổ đĩa trên máy của nhau, dùng chung máy in nhưng không cho phép chạy chung một ứng dụng. Hệ dễ dàng cài đặt và cũng khá phổ biến.

– Hệ điều hành mạng NetWare của Novell: Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối, nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trăm máy tính. Trong những năm qua, Novell đã cho ra nhiều phiên bản của Netware: Netware 2.2, 3.11.4.0 và hiện có 4.1. Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2.

– Hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, dễ cài đặt (máy chủ chỉ cần thậm chí AT386) do đó phù hợp với hoàn cảnh trang thiết bị hiện tại của nước ta. Ngoài ra, vì là một phần mềm phổ biến nên Novell Netware được các nhà sản xuất phần mềm khác hỗ trợ (theo nghĩa các phần mềm do các hãng phần mềm lớn trên thế giới làm đều có thể chạy tốt trên hệ điều hành mạng này).

Các phương tiện kết nối mạng liên khu vực (WAN)

Bên cạnh phương pháp sử dụng đường điện thoại thuê bao để kết nối các mạng cục bộ hoặc mạng khu vực với nhau hoặc kết nối vào Internet, có một số phương pháp khác:

– Đường thuê bao (leased line). Đây là phương pháp cũ nhất, là phương pháp truyền thông nhất cho sự nối kết vĩnh cửu. Bạn thuê đường dây từ công ty điện thoại (trực tiếp hoặc qua nhà cung cấp dịch vụ). Bạn cần phải cài đặt một “Chanel Service Unit” (CSU) để nối đến mạng T, và một “Digital Service Unit” (DSU) để nối đến mạng chủ (primary) hoặc giao diện mạng.

– ISDN (Integrated Service Digital Nework). Sử dụng đường điện thoại số thay vì đường tương tự. Do ISDN là mạng dùng tín hiệu số, bạn không phải dùng một modem để nối với đường dây mà thay vào đó bạn phải dùng một thiết bị gọi là “codec” với modem có khả năng chạy ỏ 14.4 kbit/s. ISDN thích hợp cho cả hai trường hợp cá nhân và tổ chức. Các tổ chức có thể quan tâm hơn đến ISDN có khả năng cao hơn (“primary” ISDN) với tốc độ tổng cộng bằng tốc độ 1.544 Mbit/s của đường T1. Cước phí khi sử dụng ISDN được tính theo thời gian, một số trường hợp tính theo lượng dữ liệu được truyền đi và một số thì tính theo cả hai.

– CATV link: Công ty dẫn cáp trong khu vực của bạn có thể cho bạn thuê một “chỗ” trên đường cáp của họ với giá hấp dẫn hơn với đường điện thoại, cần phải biết những thiết bị gì cần cho hệ thống của mình và độ rộng của dải mà bạn sẽ được cung cấp là bao nhiêu. Cũng như việc đóng góp chi phí với những khách hàng khác cho kênh liên lạc đó là như thế nào. Một dạng kỳ lạ hơn được đưa ra với tên gọi là mạng “lai” (“hybrid” Network), với một kênh CATV được sử dụng để lưu thống theo một hướng và một đường ISDN hoặc gọi số sử dụng cho đường trở lại. Nếu muốn cung cấp thống tin trên Internet, bạn phải xác định chắc chắn rằng “kênh ngược” của bạn đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu thông tin của khách hàng của bạn.

– Frame relay. Frame relay “uyển chuyển” hơn đường thuê bao. Khách hàng thuê đường Frame relay có thể mua một dịch vụ có mức độ xác định – một “tốc độ thông tin uỷ thác” (“Committed Information Rale” – CIR). Nếu như nhu cầu của bạn trên mạng là rất “bộc phát” (burty), hay người sử dụng của bạn có nhu cầu cao trên đường liên lạc trong suốt một khoảng thời gian xác định trong ngày, và có ít hoặc không có nhu cầu vào ban đêm – Frame relay có thể sẽ kinh tế hơn là thuê hoàn toàn một đường T1 (hoặc T3). Nhà cung cấp dịch vụ của bạn có thể đưa ra một phương pháp tương tự như là phương pháp thay thế đó là Switched Multimegabit Data Service.

– Chế độ truyền không đồng bộ (Asynchoronous Transfer Mode – ATM). ATM là một phương pháp tương đối mới đầu tiên báo hiệu cùng một kỹ thuật cho mạng cục bộ và liên khu vực. ATM thích hợp cho real-time multimedia song song với truyền dữ liệu truyền thống. ATM hứa hẹn sẽ trở thành một phần lớn của mạng tương lai.

– Đường vi sóng (Microwave links). Nếu cần kết nối vĩnh viễn đến nhà cung cấp dịch vụ nhưng lại thấy rằng đường thuê bao hay những lựa chọn khác là quá đắt, bạn sẽ thấy microwave là một lựa chọn thích hợp. Bạn không cần trả quá đắt cho cách này của microwave, tuy nhiên bạn cần phải đầu tư nhiều tiền hơn vào lúc đầu, và bạn sẽ gặp một số rủi ro như tốc độ truyền đến mạng của bạn quá nhanh.

– Đường vệ tinh (satellite links). Nếu bạn muốn được chuyển một lượng lớn dữ liệu đặc biệt là từ những địa điểm từ xa thì đường vệ tinh là câu trả lời. Tầm hoạt động của những vệ tinh cùng vị trí địa lý với trái đất cũng tạo ra một sự chậm trễ (hoặc “bị che giấu”) mà những người sử dụng Telnet có thể cảm nhận được.

Đây là phần cuối của nội dung liên quan đến mạng máy tính. Hi vọng với những nội dung trên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất. Chúc các bạn thành công!

Share

Recent Posts

Làm thẻ tín dụng online tại ACB: Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn

Trong xã hội số ngày nay, thẻ ATM nói chung và thẻ tín dụng nói riêng đã trở thành thứ…

11 months ago

Tìm hiểu về bảo hiểm giá cả hàng hóa

Bảo hiểm giá cả hàng hóa là một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro kinh doanh, đặc…

11 months ago

Khám phá ưu điểm vượt trội của tài khoản ngân hàng số đẹp đem lại

Tài khoản ngân hàng số đẹp đang trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực tài chính. Với sự phát…

12 months ago

Vay kinh doanh sản xuất ngân hàng ACB

Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề tài chính luôn là yếu tố quan trọng để mở…

12 months ago

Các bước xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Trong cuộc hành trình phát triển kinh doanh, kế hoạch tài chính không chỉ là một tài liệu, mà còn…

1 year ago

Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ: Sự khác biệt và lợi ích của từng loại bảo hiểm

Bạn có bao giờ tự hỏi về sự khác biệt và lợi ích giữa bảo hiểm nhân thọ và phi…

1 year ago