Tính năng bộ xử lý

Khi các bộ xử lý mới được giới thiệu, những tính năng mới liên tục được thêm vào cấu trúc của chúng để giúp cải tiến mọi vấn đề từ tốc độ trong các loại ứng dụng cụ thể đến độ tin cậy của CPU như một tổng thể.

Chế độ quản lý hệ thống SMM

Ưu tiên cho mục đích phát triển những khả năng quản lý hệ thống mạnh cho các dòng máy tính xách tay, Intel và AMD đã thêm chế độ quản lý hệ thống (SMM: System Management Mode) vào các bộ xử lý của họ suốt đầu những năm 90. SMM là chế độ hoạt động mục đích đặc biệt cung cấp cho điều khiển quản  lý nguồn hệ thống cấp thấp và những chức năng kiểm soát phân cứng. SMM mang đến môi trường phân mềm riêng biệt mà hệ điêu hành và các ứng dụng không phải quan tâm đến, được dự định cho sử dụng bởi BIOS hệ thống hay mã trình điều khiển mức độ thấp. SMM đầu tiên được giới thiệu như thành phần của bộ xử lý xách tay Intel 386SL vào tháng 10 năm 1990. SMM sau đó xuất hiện như thành phần của bộ xử lý Intel 486SL vào tháng 11 năm 1992 và trong toàn bộ dòng 486 bắt đầu vào tháng 6 năm 1993. SMM đặc biệt vắng mặt trong các bộ xử lý Pentium đầu tiên khi chúng được phát hành vào tháng 3 năm 1993; tuy nhiên, chúng được bao gồm trong tất cả bộ xử lý Pentium 75MHz và nhanh hơn được phát hành vào hay sau tháng 10 năm 1994. AMD thêm SMM vào các bộ xử lý Am486 được mở rộng như K5 trong thời điểm này. Tất cả bộ xử lý dựa trên x86 của Intel và AMD được giới thiệu từ thời điểm này đều kết hợp SMM.

SMM được khơi dậy bằng cách chuyển tín hiệu một chân ngắt đặc biệt trên bộ xử lý, sinh ra một ngắt quản  lý hệ thống (SMI: System Management Interrupt), ngắt (nonmaskable interrupt) ưu tiên cao nhất có thể. Khi SMM khởi động, bối cảnh hay tình trạng bộ xử lý và các chương trình đang chạy được lưu. Kế tiếp bộ xử lý chuyển sang không gian địa chỉ chuyên dụng riêng biệt và thực thi mã SMM, chạy trong suốt đối với chương trình được ngắt cũng như bất kỳ phần mềm nào khác trên hệ thống. Một khi nhiệm vụ SMM hoàn tất, một tập lệnh tiếp tục hồi phục lại bối cảnh hay tình trạng bộ xử lý và các chương trình đã được lưu trước đó, bộ xử lý tiếp tục chạy chính xác bắt đầu từ nơi mà nó ngừng lại. Trong khi được dùng ban đầu chủ yếu cho quản lý nguồn, SMM được thiết kế để sử dụng bởi bất kỳ chức năng hệ thống cấp thấp nào cần để thực hiện chức năng độc lập của hệ điều hành và phần mềm khác trong hệ thống.

Trong các hệ thống hiện đại. Các chức năng đó bao gồm:

■ Các chức năng quản  lý nguồn ACPI và APM.

■ Hỗ trợ kế thừa USB (bàn phím và chuột).

■ Khởi động USB (sự mô phỏng ổ đĩa)

■ Các chức năng mật khẩu và bảo mật.

■ Giám sát nhiệt.

■ Giám sát tốc độ quạt

■ Đọc/ghi CMOS RAM

■ Nâng cấp BIOS

■ Ghi các lỗi ECC bộ nhớ.

■ Ghi các lỗi phần cứng ngoài bộ nhớ.

■  Các chức năng đánh thức (Wake) và cảnh báo (Alert) như là Wake On LAN (WOL)

Share

Recent Posts

Làm thẻ tín dụng online tại ACB: Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn

Trong xã hội số ngày nay, thẻ ATM nói chung và thẻ tín dụng nói riêng đã trở thành thứ…

4 months ago

Tìm hiểu về bảo hiểm giá cả hàng hóa

Bảo hiểm giá cả hàng hóa là một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro kinh doanh, đặc…

5 months ago

Khám phá ưu điểm vượt trội của tài khoản ngân hàng số đẹp đem lại

Tài khoản ngân hàng số đẹp đang trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực tài chính. Với sự phát…

5 months ago

Vay kinh doanh sản xuất ngân hàng ACB

Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề tài chính luôn là yếu tố quan trọng để mở…

5 months ago

Các bước xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Trong cuộc hành trình phát triển kinh doanh, kế hoạch tài chính không chỉ là một tài liệu, mà còn…

6 months ago

Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ: Sự khác biệt và lợi ích của từng loại bảo hiểm

Bạn có bao giờ tự hỏi về sự khác biệt và lợi ích giữa bảo hiểm nhân thọ và phi…

7 months ago